Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Nấm linh chi đỏ có thực sự ngăn ngừa bệnh ung thư?

Khi nói về căn bệnh “ung thư”, hầu hết mọi người đều cảm thấy lo sợ, và một số người đã không kìm được nước mắt vì “Ung thư” đã lấy đi sinh mạng của rất nhiều người và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vậy ung thư là gì? 

Nấm linh chi đỏ có thực sự ngăn ngừa bệnh ung thư?-1

Nguyên nhân dẫn đến ung thư


Ung thư (cancer) là một bệnh xảy ra ở các tế bào. Nó dùng để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào trong cơ thể con người. Bình thường cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để phát triển, và thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương.

Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và sinh sôi, tăng trưởng một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (tức là xâm lấn cục bộ) hay ở xa (hay còn gọi là di căn) qua hệ thống mạch máu, bạch huyết. 

Những đột biến này sẽ tích lũy lại và không ngừng tăng sinh tạo thành khối u trong cơ thể chúng ta. Khối u là một mô bất thường, có thể ác tính tức là “ung thư”, nhưng cũng có thể lành tính tức là “không ung thư”. Nhưng dù ác tính hay lành tính thì những khối u này cũng rất nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của con người.

Có rất nhiều loại bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thứ phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư máu, ung thư tuyến giáp, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vòm họng, ung thư não…mà hiện nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là do sự ô nhiễm môi trường sống hiện nay cùng với các tác nhân như: tia cực tím, bức xạ ion hóa, thành phần của khói thuốc lá, chất nhiễm bẩn thức ăn aflatoxin, và chất nhiễm bẩn nước uống arsenic hay cơ thể chúng ta bị nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn...là điều kiện để “ung thư” hình thành và phát triển.

Chúng ta có thể ngăn ngừa được căn bệnh thế kỉ này không? Chúng tôi chắc chắn với bạn là “có”. Hiện nay có rất nhiều biện pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một phương pháp là sự lựa chọn của đa số mọi người hiện nay đó là điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư bằng Nấm Hồng Chi.


Nấm linh chi đỏ có thực sự ngăn ngừa bệnh ung thư?-2

Tại sao nấm linh chi đỏ lại có tác dụng chữa ung thư?


Vì trong nấm Hồng Chi có cấu trúc độc đáo bao gồm thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại (119 chất), trong đó một số khoáng tố rất có lợi như Germanium hữu cơ, vanadium, crôm… các hợp chất polysaccharides và triterpenoids... đã được nghiên cứu và khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào.

Ngoài ra, Nấm Hồng Chi còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng đỡ thể trạng bồi bổ cơ thể, đặc biệt thành phần polysarccharides trong Nấm Hồng Chi có tác dụng khống chế sự phát triển của các tế bào bất thường của cơ thể con người (đó là tác nhân trực tiếp gây ung thư, ung bướu).

Tuy nhiên, tùy vào những triệu chứng khác nhau của bệnh ung thư mà sử dụng Nấm Hồng Chi cho phù hợp.

1. Đối với người bị ung thư đang được chữa trị bằng phẫu thuật kết hợp hóa trị liệu hoặc xạ trị. 

- Đầu tiên, người mắc bệnh ung thư có thể ngăn ngừa sự phát triển của nó qua chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày kết hợp với hóa trị liệu hoặc xạ trị.

- Đồng thời kết hợp với phương thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bằng thuốc nam rất hiệu quả trong đó Nấm Hồng Chi là loại thực phẩm chức năng dùng hàng ngày hiệu quả nhất.

- Việc sử dụng Nấm Hồng Chi cho những người bị bệnh ung thư khác ở chổ khi sử dụng nấm hồng chi cần sử dụng gấp 2 – 3 lần so với người bình thường, nên sử dụng bột bào tử nấm hồng chi để có công dụng tốt nhất. 

Vì trong bột bào tử nấm hồng chi là nơi tập trung nhiều dược tính có lợi như: chất pholysaccharide, Ganodenic acid…giúp kìm hãm sự di căn, tăng sinh của khối u.

2. Đối với những người bình thường

- Để ngăn ngừa được bệnh ung thư thì việc trước tiên bạn phải có chế độ ăn uống lành mạnh, làm việc, nghĩ ngơi phù hợp.

- Kết hợp uống nước nấm Hồng Chi thường xuyên hàng ngày giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh ung thư rất hiệu quả.

Nấm Hồng Chi ngoài việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các loại ung thư nó còn giúp chữa trị được các loại bệnh như cao huyết áp, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...rất hiệu quả.

Nấm linh chi đỏ Hàn Quốc ngâm rượu


Thời xưa, nấm linh chi thuộc loại thuốc rất quý và hiếm, chỉ có vua chúa, người giàu và các đạo sĩ tu tiên ở trong núi mới có được để dùng. Ngày nay, nhờ phương pháp nuôi trồng nhân tạo, linh chi đã không còn là một thứ thuốc hiếm, và cũng không qúa đắt tiền nữa. Nhưng cũng chính vì linh chi đã trở thành thứ thuốc "quý mà không hiếm", nên khá nhiều người lại có thái độ coi thường, thích đi tìm những thứ thuốc hiếm, và quên mất những tác dụng kỳ diệu của nấm linh chi.


Nấm linh chi đỏ Hàn Quốc ngâm rượu-1

Cách ngâm rượu nấm linh chi đỏ Hàn Quốc


Nấm linh là vị thuốc rất cổ, đã được nghi trong sách "Thần nông bản thảo" (Bộ sách thuốc đầu tiên của Đông y), viết cách đây khoảng 2000 năm; và trong "Bản thảo cương mục" (Bộ sách thuốc nổi tiếng nhất của Đông y cổ truyền), cũng đã giới thiệu rất tường tận về nấm linh chi.

Tác dụng: Tác dụng với người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, hiệu quả với bệnh mất ngủ.

Nguyên liệu: 10 quả đại táo,  1 lượng Linh chi, Long nhãn,   20 quả táo đỏ,   2 lít rượu nếp

Cách làm:

Linh chi rửa sạch, xắt lát, phơi nơi râm mát. Đại táo, Táo đỏ, long nhã ngâm nước, rủa sạch, để ráo cùng với Linh chi đã được rửa, cắt lát mỏng, phơi nơi râm mát (trong nhà ). 

Tất cả ngâm chung trong 1 bình rượu nếp, để nơi thoáng mát (tránh ánh nắng mặt trời). Có thể uống rượu ngâm sau 7 ngày . Ngày uống 2 lần sáng, chiều , mỗi lần 1 một chén (cốc) nhỏ.


Nấm linh chi đỏ Hàn Quốc ngâm rượu-2

Đông y nói gì về nấm linh chi đỏ Hàn Quốc


- Linh chi có vị ngọt, tính bình, không độc; vào các kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị, Phế và Thận. Có tác dụng tư bổ cường tráng, an thần định chí. Dùng chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, hay quên, tâm loạn nhịp, ho nhiều đờm, ... Sách "Bản thảo cương mục" viết: Dùng linh chi lâu ngày thì thân thể nhẹ nhàng, trường sinh bất lão như các vị thần tiên.

- Liều dùng: Mỗi ngày dùng từ 1,5-3g, tán bột, làm v
iên, ngâm rượu, chế xi-rô; hoặc chế các món ăn. Linh chi là vị thuốc có tính hòa hoãn (tác dụng tương đối chậm), uống lâu mới thấy rõ tác dụng. Độc tính của linh chi rất thấp, một số ít người dùng linh chi thấy mũi và miệng có cảm giác háo khô, hoặc dạ dày có cảm giác hơi khó chịu, không cần xử lý.

- Kiêng kỵ: Theo sách "Bản thảo kinh tập chú" không dùng linh chi cùng với các vị thuốc "thường sơn", "biển thanh", "nhân trần".

Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Linh chi có tác dụng điều hòa chức năng hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, tăng sức co bóp của cơ tim, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào gan, ... Có thể sử dụng để chữa các bệnh như thần kinh suy nhược, bệnh động mạch vành tim, cao huyết áp, thiếu máu, viêm gan mạn tính, ...

Cách sử dụng linh chi đơn giản nhất: Dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột, đun nước sôi kỹ (sôi 15-30 phút) lấy nước uống trong ngày. Nhiều người còn mua nấm linh chi khô về nấu canh, nấu súp làm món ăn bổ dưỡng cao cấp, có thể cùng nấu với thịt, và một số vị thuốc bổ khác.

Nếu muốn chế thành rượu thuốc, tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn một trong số các công thức dưới đây:

Rượu linh chi:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 30g (thái nhỏ), rượu trắng 500ml; ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Tác dụng: Chữa thần kinh suy nhược, kém ăn, mất ngủ (Dược tửu dữ tư cao).

Rượu linh chi nhân sâm:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 75g, nhân sâm 25g - 2 thứ đem thái nhỏ, đường phèn 150g, rượu trắng 500ml; ngâm các vị thuốc trong rượu ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; lọc lấy rượu, hòa đường phèn vào, thêm rượu trắng vào cho đủ 500ml; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

- Tác dụng: Bổ phế khí, chữa ho lâu ngày, suyễn thở do cơ thể suy nhược, người cao tuổi viêm khí quản mạn tính ho nhiều đờm (Bổ ích trung dược đích diệu dụng dữ kỵ khẩu).

Rượu linh chi đan sâm:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 30g, đan sâm 15g, tam thất 10g, rượu trắng 500ml; ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.- Tác dụng: Chữa thần kinh suy nhược, đau thắt tim, mất ngủ, tăng huyết áp, mỡ máu cao (Trung Quốc dược thiện đại toàn).

Rượu linh chi long nhãn:

- Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 100g, hoàng tinh chế 100g, hà thủ ô chế 100g, long nhãn 50g, đảng sâm 50g, kỷ tử 50g, hoàng kỳ 50g, đương quy 50g, thục địa 50g, trần bì 25g, sơn dược (củ mài) 25g, phục linh 25g, đại táo (táo tầu) 25g; tất cả 13 vị trên tán thô, cho vào bình, đổ ngập rượu, ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; chắt lấy rượu thuốc, hòa thêm 500g đường phèn, thêm rượu vào cho đủ 7 lít; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml (Công thức rượu "Linh chi quế viên tửu" của Quảng Tây, Trung Quốc).

- Tác dụng: Bổ khí huyết, mạnh thân thể, tăng cường chức năng tiêu hóa và hô hấp, bổ thận, bảo vệ gan. Dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, phụ nữ sau khi sinh gầy yếu, thiếu máu, tóc sớm bạc.

- Kiêng kỵ: Người bị cảm mạo phát sốt, đau mắt đỏ, âm hư hỏa vượng không dùng được.


Công dụng và cách nấu nấm linh chi đỏ Hàn Quốc


Nấm Linh Chi đỏ  được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm linh chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.


Công dụng và cách nấu nấm linh chi đỏ Hàn Quốc-1


Cách nấu nấm linh chi đỏ Hàn Quốc


Quy trình nấu 

- Đầu tiên cắt bịch hồng chi ra, sau đó chặt lượng vừa nấu. sau đó đem đi rửa sạch và đem hảm nước sôi 100 độ c, sau đó mang đi nấu 30-40 phút để lửa nhỏ.

Thái lát nấm linh chi được dùng phổ biến nhất, người Hàn Quốc hay mua dưới dạng thái lát để dùng

1. 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên.

2. Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.

3. Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.

4. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)

Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.

Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.


Công dụng và cách nấu nấm linh chi đỏ Hàn Quốc-2

Chú ý thêm:


Nấm Linh Chi đỏ  được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.

Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm Linh Chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. 

Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn

* Phản ứng phụ thấy rõ: ngủ được, đánh rấm, da hồng hào, mụn hết, làm căng tế bào gốc vv...

Để sử dụng nấm linh chi hiệu quả người ta thường thái linh chi thành lát mỏng hoặc tán thành bột rồi đun, hãm với nước sôi, mỗi ngày dùng khoảng 5-10 g để tăng cường sức khoẻ, hãm cho đến khi nước trong, không còn vị đắng nữa là được.

Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.

Công dụng và cách nấu nấm linh chi đỏ Hàn Quốc-3


Dưới đây là một số ví dụ về sử dụng linh chi


Bài 1: Dùng linh chi đơn lẻ

- Linh chi thái lát 30g vào ấm đun cùng với nửa lít nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 300 ml thì ta được nước đầu tiên.   

Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ rồi đổ nước vào đun khoảng 30' thì gạn ra lấy nước 2. Lại đổ nước như lần đầu đun tiếp 20' nữa là được nước 3, hoà lẫn 3 nước với nhau bảo quản trong tủ lạnh. Lượng trên có thể dùng cho 3-5 người

- Linh chi tán bột cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5-10 phút sau đó uống hết cả bã.

Bài 2: Chè linh chi hồng táo

-linh chi 4g
-hồng táo 5g
-quảcam
-thảo2g
-đường phèn
-chè khô 4g
-Cho linh chi, hồng táo, cam thảo, chè khô vào một cốc khoảng 300 ml, dùng nước thật sôi để hãm (những người sành điệu thì có ấm nước sôi bên cạnh) hãm khoảng 5-10 phút thì cho đường phèn vừa đủ để uống. uống vơi cho tiếp nước sôi vào. Uống kiểu này rất ngon, có thể tiếp đãi khách quí.

Bài 3: Dùng linh chi thái lát nấu canh với thịt hoặc để chưng, hầm..

Thành một món Súp Linh chi độc đáo có vị đắng nhẫn,  nên dùng 4g linh chi cho một lít nước để vị đắng vừa phải.

Liều dùng: Đối với những bệnh cấp tính có thể dùng 30-50g, bệnh mãn tính hoặc để bảo vệ sức khoẻ dùng 5-15g.




Tìm hiểu kỹ về lợi ích nấm linh chi rừng mang lại

Nấm linh chi là loại thảo dược quý hiếm được dùng để điều trị bệnh ung thư, viêm phế quản, rất tốt dành cho mọi lứa tuổi...Vậy nấm linh chi rừng mang lại hiệu quả gì trong điều trị và phòng bệnh.

Tìm hiểu kỹ về lợi ích nấm linh chi rừng mang lại-1




Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm linh chi


* Trị đau nhức.
* Chống dị ứng.
* Phòng ngừa viêm cuống phổi.
* Kháng viêm.
* Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.)
* Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do.
* Chống ung thư.
* Kháng siêu vi.
* Làm giảm huyết áp.
* Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch.
* Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
* Long đàm (nghiên cứu ở chuột).
* Chống HIV.
* Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận.

Dược tính này có được nhờ hoạt tính của:

* Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch).
* Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch).
* Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp)

Tìm hiểu kỹ về lợi ích nấm linh chi rừng mang lại-2

Công dụng của nấm linh chi rừng


* Trị đau nhức.
* Chống dị ứng.
* Phòng ngừa viêm cuống phổi.
* Kháng viêm.
* Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.)
* Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do.
* Chống ung thư.
* Kháng siêu vi.
* Làm giảm huyết áp.
* Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch.
* Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
* Long đàm (nghiên cứu ở chuột).
* Chống HIV.
* Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận.
* Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch).
* Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch).
* Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp)

Từ hơn 4000 năm trước, nấm linh chi đã được coi như một loại thần dược , chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa , vì thế linh chi còn có nhiều tên gọi khác như bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên thảo, nấm thần linh, cỏ huyền diệu. 

Theo nghỉên cứu của nhiều tác giả trên thế giới, nấm linh chi có các tác dụng rõ rệt như sau:

Đối với hệ tuần hoàn

* Ổn định huyết áp
* Lọc sạch máu tăng cường tuần hoàn máuGiảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh
* Chống đau đầu và tứ chi
* Điều hoà huyết áp
* Làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng, trứng cá

Tác dụng chống ung thư

Chất germanium ngăn chặn ung thư trong cơ thể vì vậy nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Linh chi làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng , đạm cần cho cơ thể.

Làm sạch ruột và chống béo phì

Linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn và tiêu chảy Có tác dụng phòng chống bệnh béo phì.

Thúc đẩy quá trình tiết insulin

* Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesteron trong các thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu

* Cải thiện cơ bản hiện tượng thiếu insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường . Vì vậy, phòng chữa bênh đái đường rất tốt

Ngăn chặn quá trình làm lão hoá , làm cơ thể tráng kiện

* Làm chậm quá trình o xi hoá tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

* Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp choleterol, trung hoà vi rút, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…


Nguồn gốc nấm cổ linh chi


Nấm linh chi cổ hay có tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers) Past. Ngoài loài Ganoderma applanatum, các nhà phân loại thực vật đã phát hiện nhiều loài cổ linh chi khác như Ganoderma fulvellum, Gano-derma oregonense, Ganoderma tornatum, Ganoderma subtorna-tum… đây là một loại nấm phá gỗ rất mạnh, sống lâu năm.


Nguồn gốc nấm cổ linh chi-1


Nguồn gốc nấm cổ linh chi


Theo Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, Công ty cổ phần Dược liệu T.W 2, đây là một loại nấm phá gỗ rất mạnh, sống lâu năm. Nó có tên khoa học là Ganoderma Applanatum.

Nấm cổ linh chi là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. 

Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim). Hiện nay, những khảo cứu trên thế giới về cổ linh chi cho thấy chưa nơi nào trồng loại nấm này cho mục đích làm thuốc hoặc thực phẩm.

Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). 

Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp nấm cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. 

Nấm cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.

Ông Trọng cho biết thêm, trên thị trường bán nhiều sản phẩm được chế biến từ linh chi, còn nấm mọc hoang trong rừng Việt Nam đa phần không phải là linh chi đúng nghĩa, chất lượng không ổn định, không kiểm soát được độc tố do mọc hoang dại không phân tích vi sinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng.


Nguồn gốc nấm cổ linh chi-2

Công dụng thực sự của nấm cổ linh chi


Theo TS. Xuân Thám, Trưởng Phòng công nghệ sinh học và nông nghiệp hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cổ linh chi khác với nấm linh chi là kích thước rất lớn, sống lâu năm, có thể vài chục năm và chưa được nghiên cứu nhiều. 

Linh chi chuẩn (Loại Linh Chi được nuôi trồng khép kín) có rất nhiều hoạt chất nhưng cổ linh chi đến nay những dẫn liệu y dược học, nghiên cứu còn rất ít.

Công dụng của cổ linh chi như thế nào còn phải nghiên cứu lâu dài. Linh chi chuẩn hiện có tác dụng hỗ trợ điều trị cùng các phương pháp khoa học hiện đại khác sẽ đạt hiệu quả cao.

Nấm Linh Chi Hàn Quốc và Việt Nam được nghiên cứu đều có dược chất tốt. Tuy nhiên phải chọn nơi uy tín tránh mua hàng giả và các loại Nấm Linh Chi còn nguyên bào tử (lớp phấn trên tai Nấm) thì mới tốt nhất. 

Tuy nhiên nên xem Nấm Linh Chi là loại thuốc bổ tốt giúp hỗ trợ quá trình điều trị ung thư đạt kết quả tốt hơn.

Nấm linh chi cổ có nhiều kích cỡ, càng lớn giá càng cao vì sống lâu năm. Một cây linh chi nặng khoảng 30 kg có giá hơn 10 triệu đồng, trên 35 kg thì giá không dưới 25 triệu đồng.

Nhiều người cho rằng nấm linh chi cổ quý nhất khi bộ lông nhung bao phủ trên bề mặt còn nguyên vẹn. Dù ở tuổi nào thì nấm linh chi cổ cũng có hình dáng, đường nét và màu sắc rất đẹp.

Bảo quản trong điều kiện khô ráo, linh chi cổ rất cứng và bền. Do vậy, nhiều “đại gia” đã lùng nấm linh chi cổ để chưng trong nhà như là cách khẳng định “đẳng cấp”.


Nấm linh chi cổ có phải là thần dược tốt nhất


Nấm linh chi cổ hay có tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers) Past. Ngoài loài Ganoderma applanatum, các nhà phân loại thực vật đã phát hiện nhiều loài cổ linh chi khác như Ganoderma fulvellum, Gano-derma oregonense, Ganoderma tornatum, Ganoderma subtorna-tum… đây là một loại nấm phá gỗ rất mạnh, sống lâu năm.


Nấm linh chi cổ có phải là thần dược tốt nhất -1


Cách nhận biết nấm linh chi cổ


Cổ linh chi có hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên xù xì thô ráp, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mọc gần mặt đất hoặc đôi khi trên thân cây, có nhiều tầng (mỗi năm là một tầng).

Nấm có đặc tính vừa hoại sinh, vừa ký sinh. Đây là loại nấm mọc hoang phổ biến trên thế giới. Hiện nay, những khảo cứu trên thế giới về cổ linh chi cho thấy chưa nơi nào trồng loại nấm này cho mục đích làm thuốc hoặc thực phẩm.

Nấm linh chi cổ có phải là thần dược tốt nhất -2

Công dụng của nấm cổ linh chi


Trong tự nhiên, nấm cổ linh chi cũng có 2 họ là họ nấm cổ linh chi và họ nấm phá gỗ. Nhưng chỉ có họ nấm cổ linh chi mà tuổi thọ mỗi năm được đánh dấu bằng một tán nấm mới có tác dụng chữa bệnh còn họ nấm linh chi phá gỗ, mỗi năm cũng phát triển một tán nấm nhưng từ năm thứ 2 do không đủ chất dinh dưỡng nên tán nấm của năm trước sẽ bị hóa gỗ thì lại không có tác dụng chữa bệnh.

Nấm mọc hoang trong rừng Việt Nam đa phần không phải là linh chi đúng nghĩa, chất lượng không ổn định, không kiểm soát được độc tố do mọc hoang dại không phân tích vi sinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng.

Bằng các phương pháp khoa học hiện đại, các cán bộ khoa học của Viện Dược liệu đã phân tích 19/30 mẫu thu thập trên thị trường nhưng chỉ có 01 mẫu có 3 nhóm chất đặc trưng của nấm cổ linh chi thật còn 18 mẫu còn lại đều có các nhóm chất lạ, không điển hình của nấm cổ linh chi.

Hiện các nhà khoa học của Viện tiếp tục kiểm tra độc tính cấp của các loại nấm. Bước đầu chưa khẳng định được các chất này có độc tố hay không?

Phó Giáo sư Dong cũng khẳng định: khả năng chữa bệnh của họ nấm cổ linh chi phá gỗ có hình dạng bên ngoài tương tự nấm cổ linh chi thật nhưng không có tác dụng chữa bệnh.

Thông thường nấm cổ linh chi có tuổi thọ vài chục năm tuổi thường mọc ở các vùng núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên nước ta và các vùng rừng núi của các nước Lào và Campuchia. Hiện Viện đang nghiên cứu trồng một loại nấm có hội tụ đủ 3 nhóm hoạt chất sinh học như nấm cổ linh chi trong tự nhiên.

Có nên sử dụng nấm linh chi cổ?


Ở thời điểm hiện tại mọi người không nên mua nấm linh chi cổ vì giá thành rất cao nhưng lợi ích mang lại thấp. Trong khi đó nấm linh chi đã được sản xuất đại trà dễ mua và sử dụng sẽ an toàn với giá thành hợp lý hơn nấm cổ.


Nấm linh chi rừng có tốt hơn các loại nấm linh chi khác


Nấm linh chi rừng chỉ mọc ở trong rừng tại những nơi có điều kiện khí hậu phù hợp, hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết giúp linh chi có thể sinh trưởng và phát triển được hấp thụ tinh hoa của đất trời, hoàn toàn không bị ảnh hưởng từ các hóa chất trông chăn nuôi trồng trọt, có thể được gọi là nấm linh chi sạch, khi đó con người sử dụng sẽ rất tốt cho cơ thể.


Nấm linh chi rừng có tốt hơn các loại nấm linh chi khác-1

Nhận biết nấm linh chi rừng trong tự nhiên


Là một loại nấm gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm linh chi có hình tròn, hơi dẹt hoặc có loại hình cánh quạt. 

Cuống hơi lệch về một bên mũ có hình trụ hoặc hơi dẹt, tai của nấm khoảng từ 5cm trở lên, đôi khi ở nấm có từ 30-40cm, đặc biệt có những loại gần 100cm, khi khô tai nấm cứng với màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, đen, trắng…

Có hình dạng xù xì, thô ráp, trông rất xấu xí, trong khi đó nấm linh chi được trồng nhân tạo nhìn đẹp và đồng nhất bởi cây nấm được sinh trưởng và phát triển dưới sự chăm bón của con người nên có hình thức rất đẹp và bắt mắt.

Nấm linh chi trong tự nhiên mọc ở nơi ít ánh sáng và có độ ẩm hơi cao trên những thân cây mục như: cây mận, cây dẻ và cây gỗ lim… 

Tuy nhiên không phải thân cây nào cũng mọc được mà trong rất nhiều loại cây mói có được vài cây có thể mọc nấm, với lớp vỏ ngoài hạt giống của linh chi (được gọi là phấn hay bào tử) rất cứng dẫn đến việc nảy mầm khó chính vì thế mà loại nấm linh chi này rất quý hiếm trong các loại thực vật tự nhiên.


Nấm linh chi rừng có tốt hơn các loại nấm linh chi khác-2

Yếu tố môi trường ngoài tự nhiên


Độ ẩm:
  • Độ ẩm cơ chất: khoảng 60-62 %
  • Độ ẩm không khí của linh chi rừng trong khoảng 80-95%.
Nhiệt độ:
  • Giai đoạn nuôi sợi: 20 – 30oC
  • Giai đoạn quả thể: 22 – 28oC
Độ thông thoáng:
  • Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm linh chi tự nhiên đều cần độ thông thoáng tốt.
  • Dinh dưỡng: dùng trực tiếp nguồn Xenluloza.
Ánh sáng:
  • Trong giai đoạn nuôi sợi cần có độ sang vừa phải.
  • Trong giai đoạn quả thể phát triển: cần ánh sang tán xạ, ánh sang được cân đối từ mọi phía.
Độ pH:
  • Nấm linh chi tự nhiên thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu khoảng 5,5 – 7.
Vì vậy để nấm linh chi có thể hình thành và phát triển trong tự nhiên rất khó, những điều kiện trên gần như chỉ nhân tạo mới có thể làm được.


Để nhận biết nấm linh chi tốt mọi người nên chú ý 5 yếu tố sau:

Nấm không bị mốc vì nấm mốc được sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến ung thư.

Nấm bị sâu mọt chứng tỏ nấm đã già hóa gỗ và phần dược chất còn lại rất ít.

Nấm còn nguyên bào tử vì phấn nấm chứa một lượng lớn dược chất trên tai nấm cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng nấm nhiều nhất

Nấm mọc trên thân gỗ nào vì khi mọc trên cây gỗ độc nấm sẽ hút chất độc của cây gỗ đó

Nấm thuộc nhóm nào, đã được các nhà khoa học công nhận chưa. Vì có rất nhiều loại linh chi thuộc dòng phá gỗ không hề có dược chất.